người ta hay nói đời không như mơ , kiếm đã khó, kiếm của người khác được bao nhiêu cứ kiếm, nên dường như xã hội đã tạo thành 1 sự phòng vệ, nếu ai vay mà không trả nhất định phải đòi bằng được
Nhưng bạn có nghĩ tới rằng, có lẽ điều đó không tự nhiên xảy ra đối với bạn không, tại sao nó không xảy ra với người khác mà lại xảy ra với bạn, khi bạn đã rất tốt cho họ vay, giúp đỡ khi họ khó khăn,…và tới lúc bạn cần, bạn thực sự khó khăn thì họ lại quay đi như không hề quen biết
Họ vay bạn, hoàn toàn đúng, họ nợ bạn, không hề sai, khi cho vay thì bạn đứng, khi đi đòi bạn quỳ …
Xã hội thực dụng khiến điều đó càng trở nên phổ biến hơn, vấn đề này tớ góp ý có thể bạn có thể ngay lập tức không thể chấp nhận lời xui dại của ông ad này, nhưng nếu trải qua thời gian suy ngẫm có lẽ bạn sẽ đồng tình với ý của tớ
Không hề có chút tâm linh nào cả, mà tớ luận theo định luật cân bằng của các nguyên tố , đó là
” không có gì tự nhiên sinh ra hay mất đi, mà nó chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác ”
Không phải gì, nhưng để ý thì có vẻ bạn sẽ thấy nó đúng , ít nhất 1 phần nào đó
Ví dụ: tiền của bạn cho vay, thì túi bạn mất 1 khoản, 1 đó vừa bằng với khoản mà túi thằng mà bạn cho vay, túi nó sẽ tăng thêm 1 khoản đó , nhưng nếu nó trả bạn thì sẽ trở về trạng thái cân bằng, ví dụ nó không khả bạn thì cân sẽ bị lệch , mà theo nguyên lý kia thì nó sẽ vẫn phải trả bạn thứ gì đó, không phải là cái này thì sẽ là cái khác , tuỳ theo trong lượng của bạn mà cân
Trong tâm linh, trong lượng của bạn được tính bằng tổng của Đức và nghiệp cộng lại, nghiệp của bạn lớn hoặc quá lớn thì thằng vay bạn coi như số đen, vì nó sẽ được hưởng cái nghiệp của bạn để cân bằng với số tiền nó vay bạn, thì nó tự cân bằng
…đối với bạn thì bạn được hưởng cái Đức của nó, để bạn cũng tự cân bằng
Vì cho dù bạn thiếu, bị mất đi 1 khối lượng, hay nó tăng thêm 1 khối lượng, thì cả 2 thằng đều bị lệnh cân , nên khối lượng đó sẽ được bù trừ qua nhau , cho dù bạn hay họ muốn hay không thì trang thái tự cân bằng giữa các hạt nguyên tử cũng không thay đổi
Đức là những công lao, những việc tốt, những nghĩ tốt…sẽ tích lũy dần dần, từ đời này qua đời khác
Nghiệp là những thứ ngược lại như trên
Bắt buộc nó đều tồn tại 2 mặt của vấn đề, có trắng sẽ có đen, có sáng sẽ có tối , không thay đổi, ít nhất là trong giới hạn của tinh cầu này
Nếu bạn mất quá nhiều tiền, mà nghiệp bạn quá lớn,…thì các cụ hay bảo, của đi thay người , nó chính là điều này
Mất của thì bạn còn có cơ hội để kiếm lại, nhưng mất mạng thì bạn chẳng còn cơ hội nào cả
Nếu ai nợ bạn, bạn đòi 1-2 lần họ cố tình quên , thì hãy cũng đừng nhắc lại mà hãy cho họ luôn, cho dù số tiền đó có là tiền tỷ đi chăng nữa, bởi dưới trải nghiệm cá nhân tớ, tớ chưa thấy ai thoát cả
Buôn bán hàng chục năm, luôn gặp tình trạng , mai em trả, mốt em trả, …xong quên luôn
Bạn cứ bỏ qua, bạn bỏ qua chứ không phải bạn quên, nhưng không sao, tiền đó nếu do mồ hôi công sức bạn ra thì khối lượng nó càng nặng
Nếu bạn mất cả máu vào đó nữa thì khối lượng nghiệp người kia tiếp nhận sẽ rất nặng
Đối với người bình thường có thể tự quan sát nghiệp nặng hay nhẹ bằng cách tự soi gương, nếu thấy mờ đen thì có, nếu thấy sáng ngời thì là ko, tuỳ theo sáng tối để định mức độ
Độ sáng của da ko phải màu sắc , ví dụ, người ta hay thấy mấy bà/ông già phúc hậu đó
Trong cuộc đời bạn sẽ xảy ra muôn lần tạo nghiệp, nên nếu cho được thì cứ cho đi, vì cơ hội cho đi thực ra cũng không nhiều đâu
Đây cũng là sự mất và được trong không gian tinh cầu này , đã được lập trình sẵn như thế rồi ?